trang chủ Tin tức Ô tô cần điều kiện an toàn gì để được lưu thông trên đường?

Ô tô cần điều kiện an toàn gì để được lưu thông trên đường?

Xe cơ giới hiện chiếm số lượng lớn khi tham gia giao thông trên đường, vì vậy người điều khiển loại phương tiện này cần chú ý những điều sau.

Xe cơ giới là gì?

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới là toàn bộ những loại xe sử dụng động cơ và tốn nhiên liệu gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ.

Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray).

Ô tô, xe máy cần điều kiện an toàn gì để được lưu thông trên đường?

Đa phần các phương tiện tham gia giao thông đường bộ hiện nay đều là xe cơ giới

Nói một cách dễ hiểu hơn thì trừ xe đạp, xe đẩy và xe lăn thì tất cả các phương tiện giao thông đường bộ dùng động cơ và tiêu hao nhiên liệu đều được gọi là xe cơ giới.

Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Theo quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thêm vào đó, những phương tiện cơ giới này đều phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cụ thể là:

Đối với xe ô tô

Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Xe ô tô cần có đủ hệ thống hãm (phanh) có hiệu lực (sử dụng được), cần có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe.

Thêm vào đó, xe ô tô lưu thông trên đường có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu. Các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải phù hợp với điều kiện sử dụng thông thường. Kể cả khi bị rung động, đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải đảm bảo được các tính năng của đèn, màu ánh sáng giống nhau.

Ô tô, xe máy cần điều kiện an toàn gì để được lưu thông trên đường?

Xe ô tô lưu thông trên đường

Vành bánh xe sử dụng lắp trên xe là loại vành phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 44 : 2012/BGTVT hoặc QCVN 46:2012/BGTVT. Lốp xe sử dụng lắp trên xe là loại lốp phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2010/BGTVT. Độ không trùng vết giữa bánh xe trước và bánh xe sau của xe nhóm L1, L3 không được lớn hơn 5 mm (trừ trường hợp xe bánh kép).

Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển: Đối với xe nhóm L1, L2 phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe nhóm L3, L4, L5 phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái. Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT.

Xe phải có đầy đủ kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; các kết cấu phải đủ độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy cần có đủ hệ thống hãm/phanh (sử dụng được); cần có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; xe ô tô phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường, các kết cấu phải đủ độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định.

Ô tô, xe máy cần điều kiện an toàn gì để được lưu thông trên đường?

Xe mô tô và xe gắn máy

Xe và các bộ phận chính lắp đặt trên xe phải được thiết kế, chế tạo và lắp ráp phù hợp với các hồ sơ kỹ thuật của nhà sản xuất và của Quy chuẩn QCVN 14:2015/BGTVT. Không cho phép có hiện tượng rò rỉ dung dịch làm mát, nhiên liệu, dầu bôi trơn ở các mối ghép của hệ thống. Các phương tiện mô tô, xe gắn máy khi lưu thông trên đường phải có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Trên xe không có các cạnh sắc nhọn có bán kính cong nhỏ hơn 0,5 mm gây nguy hiểm đến người sử dụng xe và người tham gia giao thông.\

(Theo xe.baogiaothong.vn)